Với đề xuất mới nhất của tỉnh Ðồng Nai, toàn bộ huyện Long Thành sẽ phát triển thành đô thị nhằm tập trung khai thác lợi thế quỹ đất, hạ tầng kinh tế. Như vậy dự kiến năm 2030 khu vực phía Nam nước ta sẽ có thêm một thành phố mới. Khi đó kinh tế của Long Thành sẽ biến động theo chiều hướng đi lên vì nơi đây được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng mới.
Cả huyện Long Thành là đô thị
Ðầu tháng 4, UBND tỉnh Ðồng Nai cùng các bộ phận liên quan đã bàn thảo và rà soát nhằm nâng tầm đề án quy hoạch vùng huyện Long Thành. Ðó là không chỉ phát triển 3 phân vùng ở Long Thành mà sẽ phát triển toàn bộ huyện Long Thành trở thành đô thị. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, huyện Long Thành sẽ được nâng cấp lên đô thị loại IV, đến năm 2030 nơi đây sẽ trở thành đô thị loại III – tức Long Thành sẽ trở thành thành phố và điều đặc biệt hơn nữa là thành phố này sẽ có một sân bay hàng đầu quốc gia, ở tầm quốc tế và hệ thống giao thông hiện đại của đất nước đi qua.
Dự kiến Long Thành sẽ được nâng lên thành đô thị trong năm 2030
Trong tương lai Long Thành sẽ là một đô thị với 5 phân vùng được phân định rõ ràng. Ðó là vùng thị trấn Long Thành hiện hữu mở rộng thêm với khu phức hợp công nghiệp – đô thị dịch vụ gồm xã Tam An, một phần các xã Lộc An, Long Ðức, An Phước; vùng đô thị Bình Sơn gồm các xã Bình Sơn, một phần các xã An Phước, Lộc An, Bình An, Long Ðức gần khu sân bay Long Thành; khu vực dịch vụ thương mại – hỗn hợp phía Tây của huyện gồm các xã Phước Thái, Long Phước, Long An; vùng đô thị chức năng đặc thù sân bay Long Thành; vùng công nghiệp đô thị – nông nghiệp công nghệ cao phía Nam sân bay Long Thành.
Vì sao có sự thay đổi về cơ cấu Long Thành
Lý giải lý do thay đổi, Sở Xây dựng tỉnh Ðồng Nai cho rằng đối với đồ án quy hoạch vùng Long Thành trước đó, vào tháng 3-2020, tỉnh phác thảo ban đầu quy hoạch này gồm 3 phân khu: đô thị Long Thành (bao gồm thị trấn Long Thành mở rộng và khu phức hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ Long Thành); đô thị Bình Sơn và đô thị Phước Thái.
Tuy nhiên, sau đó, Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp và đất ở tại đô thị trên địa bàn tỉnh Ðồng Nai, trong đó huyện Long Thành có bổ sung 2 KCN Long Ðức 3 và Bàu Cạn – Tân Hiệp với diện tích gần 3.000 ha và đến hiện tại, vùng kinh tế này đã hiện hữu 5 phân vùng rõ rệt… Bên cạnh đó, dự án sân bay quốc tế Long Thành – công trình thế kỷ nằm tại địa bàn huyện, sẽ là cú hích cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai nói riêng.
Các nhà hoạch định đã xác định vùng Long Thành sẽ là một “thành phố sân bay”, một mô hình xuất hiện lần đầu tại Việt Nam. Tọa độ sân bay Long Thành nằm ở trung tâm khu vực Ðông Nam Á, rất thuận lợi trong trung chuyển hành khách đi đến châu Âu, Trung Ðông, Nam Á, Ðông Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Ðại Dương…
Chính vì vậy, theo UBND tỉnh Ðồng Nai, đối với đồ án quy hoạch vùng đô thị Long Thành cần đánh giá đúng nhu cầu về giao thông khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, để hình thành được mạng lưới giao thông, nền tảng phát triển ngay từ đầu. “Quy hoạch như vậy là sát với thực tế, tiềm năng cụ thể của Long Thành, đồng thời cũng kết hợp được lợi thế lan tỏa từ đô thị Biên Hòa sát bên cạnh” – Sở Xây dựng tỉnh Ðồng Nai khẳng định.
Tầm nhìn phù hợp tương lai kinh tế cả nước
Theo ông Nguyễn Phong An, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành, việc quy hoạch 3 phân vùng phát triển của vùng trước đó được thay bằng 5 phân vùng đô thị, với việc điều chỉnh, cập nhật bổ sung diện tích các KCN vào đồ án quy hoạch, phần nào làm thay đổi các dự báo phát triển đất đai và mô hình phát triển. Huyện cũng đang gấp rút rà soát, lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch phù hợp với đồ án phát triển mới. “Tôi thấy đó là sự điều chỉnh phù hợp và sát thực tế” – ông Nguyễn Phong An nhìn nhận.
Mục tiêu của thay đổi là hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh Ðồng Nai
Nói về kế hoạch cụ thể, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành thông tin hiện UBND tỉnh Ðồng Nai đã trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng cũng đã đồng thuận sẽ giao cho tỉnh lập quy hoạch chung toàn huyện, thực hiện các bước trình tự theo Luật Quy hoạch đô thị. Trên cơ sở đó, từ quy hoạch chung sẽ tiếp tục lập các quy hoạch cụ thể các phân vùng. “Hiện nay, các thủ tục đang ở bước định hướng không gian phát triển, mang tính tầm nhìn. Từ quy hoạch sơ bộ ở cấp tỉnh, chờ Thủ tướng đồng ý, cho phép và khi đó tỉnh cũng như huyện sẽ đi vào thực hiện theo Luật Xây dựng. “Với tầm nhìn lên thị xã vào năm 2025, hiện dân số đã đủ, các tiêu chí khác dự báo sẽ sớm đủ bởi các kế hoạch đầu tư công, hạ tầng đều đã có bước chuẩn bị…” – ông Nguyễn Phong An chia sẻ.
Theo ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Ðồng Nai, mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch vùng huyện Long Thành là hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh Ðồng Nai và là đô thị trung tâm của các đô thị vệ tinh như Cẩm Mỹ, Trảng Bom; là cực phía Ðông của TP HCM. Đến năm 2040, Long Thành cơ bản là đô thị công nghiệp phát triển, đến năm 2050 sẽ trở thành một trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Thị trường đất nền Long Thành hiện nay
Cơn sốt đất chạy theo thông tin thành lập thành phố mới Long Thành và dự án sân bay quốc tế tại đây đang được khởi công xây dựng. Thị trường đất nền Long Thành trở thành các cơ sốt đất, giá thành được đẩy lên cao. Đây là thời điểm nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư vào vùng đất này.
Vị trí địa lý huyện Long Thành
Long Thành là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có diện tích 431,01 km². Huyện nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, cách Biên Hòa 33 km, Vũng Tàu 60 km và cách Bình Dương khoảng 40 km.Vị trí nằm ngay cửa ngõ của miền Nam nước ta, là nơi liền kề trung tâm đô thị lớn nhất cả nước vì thế rất thuận tiện cho phát triển kinh tế.
Phía đông giáp huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ. Phía tây giáp huyện Nhơn Trạch và Thành phố Hồ Chí Minh. Phía nam giáp Thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phía bắc giáp thành phố Biên Hoà. Từ Long Thành có thể dễ dàng di chuyển đi các vùng lân cận nhờ vào cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.
Vị trí của vùng đất này là cửa ngõ của cả nước khi bước vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
Những dự án đang được triển khai tại Long Thành
Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đây là sự án mang tầm cỡ thế giới với diện tích sau khi bàn giao lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Sân bay mới sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của nội địa và quốc tế.
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (ký hiệu toàn tuyến là CT 13) là dự án đường cao tốc tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Với tổng chiều dài 77.6 km, đường cao tốc này dài khi hoàn thành dự kiến sẽ nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cao tốc Biên Hòa – Tân Thành – cụm cảng Cái Mép với chiều dài 46,8km, điểm đấu nối với đường Võ Nguyên Giáp và điểm cuối nối với đường vào khu vực cụm cảng quốc tế Thị Vải – Cái Mép. Trong giai đoạn 1, tuyến đường được xây dựng 4 làn xe với tốc độ thiết kế 100km/giờ.
Sân bay quốc tế Long Thành là siêu dự án mang nhiều cơ hội phát triển
Long Thành vùng đất tiềm năng cho nhà đầu tư
Với nhiều dự án được xây dựng trên vùng đất Long Thành và nhiều cơ sở hạ tầng giúp nơi đây kết nối với các khu vực lân cận. Giá đất nền tại Long Thành dự đoán tăng mạnh trong năm nay và nhiều năm tới. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ để tránh càng tình trạng mua nhầm đất sốt ảo, đất không pháp lý.
Để đầu tư đất nền Long Thành bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty bất động sản Happy Land để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
Hotline: 0912 598 058
Website: www.happyland.net.vn
Fanpage: www.facebook.com/happyland.net.vn