Nếu bạn là một người quan tâm tới lĩnh vực bất động sản, chắc hẳn bạn đã nghe thấy rất nhiều người nói tới thuật ngữ “bong bóng bất động sản”. Vậy bong bóng trong thị trường bất động sản là gì? Cùng Happyland điểm danh những tin tức gây nên nỗi lo “vỡ trận” bất động sản là gì trong năm 2021-2022.
Bong bóng bất động sản là gì?
Bong bóng bất động sản được hiểu là hiện tượng giá của bất động sản vượt quá mức so với giá trị thực của chúng ở thời điểm hiện tại. Khi giá trị được đẩy lên mạnh, điều này cũng đồng nghĩa với việc vào một thời điểm nào đó tính thanh khoản của BĐS không còn. Chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thị trường BĐS bị vỡ.
Hiện tượng bong bóng bất động sản xuất hiện sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Ảnh hưởng tới nền kinh tế, làm xảy ra tình trạng nợ xấu triền miên, nhiều dự án bất động sản ma xuất hiện,… Tất cả những hậu quả này đều có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân.
Biết bao nhiêu người đã phải điêu đứng, hoảng loạn cũng như phá sản bởi hiện tượng này vào giai đoạn 2007 – 2011. Chính vì thế, trước khi đầu tư vào một dự án bất động sản nào. Hoặc có ý định hoạt động trong lĩnh vực này, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ càng để nhận định và tìm ra những giải pháp để cho mình một hướng đi đúng nhé.
Nguyên nhân gây ra bong bóng bất động sản
Sau khi đã giải nghĩa được hiện tượng bong bóng bất động sản là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp lý do tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy. Theo các chuyên gia bất động sản cho thấy, các cuộc khủng hoảng bong bóng BĐS có thể xảy ra là do các nguyên nhân chính sau đây:
Chỉ số GDP cao
Trong giai đoạn năm 2007 – 2011, tăng trưởng GDP ở nước ta đạt ở mức rất cao. Cụ thể, tăng trưởng GDP vào năm 2007 đạt tới mức 8.43%, một mức tăng trưởng toàn diện đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Chỉ số GDP càng cao cũng đồng nghĩa với việc người dân có thu nhập tốt. Họ sẽ tìm tới bất động sản để lưu trữ, kinh doanh thu lợi nhuận và đầu cơ.
Chính sách nới lỏng tín dụng
Có thể nói rằng, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng bong bóng bất động sản chính là do chính sách nới lỏng tín dụng. Điều này đã được thể hiện rõ ràng vào năm 2007 khi tăng trưởng tín dụng đạt mức hơn 37%. Nhiều số liệu thống kê cho thấy, phần lớn tín dụng được đầu tư vào bất động sản. Không chỉ thế, còn có nguồn vốn xã hội đầu tư kinh doanh bất động sản nữa.
Xuất hiện nhiều nhà đầu tư kinh doanh BĐS
Nguyên nhân phổ biến tiếp theo khiến cho xảy ra hiện tượng bong bóng bất động sản chính là sự xuất hiện của hàng loạt các nhà đầu tư BĐS, người môi giới, cò đất, cò nhà,… cùng với các đợt sóng tăng giá bất động sản với tần số chóng mặt. Điều này đã tạo ra một cơn sốt giá ảo, tăng cao hơn nhiều so với giá trị hiện thực của BĐS nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và kích thích đầu tư lướt sóng.
Vì sao năm 2021 & 2022 không có “bong bóng” ?
Hiện nay, có những yếu tố, mà việc “bong bóng bất động sản” không đạt được, như:
-Thứ nhất, quỹ tín dụng được ngân hàng nhà nước kiểm soát dưới 20%.
-Thứ hai, lãi suất cho vay, chiếm 9 -> 11 % và được kiểm soát rất tốt, trong khi đó lãi suất tiền gửi khoảng 5 -> 6 %
– Thứ ba: Nguồn cung trên thị trường thực sự đang khan hiếm. Nhưng điều đó không có nghĩa là người mua của chúng ta sẽ như ngày xưa cách đây 10 năm. Hiện nay, người mua đã thông thái hơn.
Như vậy, liệu kịch bản vỡ bong bóng bất động sản có xảy ra không? Nếu các điều kiện chúng ta giải định: với tốc độ tăng trưởng của chúng ta vẫn như bây giờ, cả về điều kiện về tín dụng, room tín dụng, về lãi suất..v.v…, thì trong ngắn hạn, từ bây giờ tới cuối năm 2021, sẽ không có chuyện vỡ “bong bóng”. Còn xa hơn, năm 2022, cũng khó xảy ra.