Đất 50 năm là gì? Đó là đất có thời hạn sử dụng là 50 năm. Theo quy định của nhà nước bạn hoàn toàn có thể xin cấp sổ đỏ theo những quy định sau đây:
Trong lĩnh vực nhà đất chắc bạn thường nghe đến khái niệm đất 50 năm, sổ đỏ đất 50 năm. Vậy thì đất 50 năm là gì? Đất có làm được sổ đỏ không và có thể chuyển sang đất thổ cư hay không, hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:
1. Khái niệm đất 50 năm là gì?
Đất 50 năm là gì? Thì theo quy định của luật đất đai năm 2013 được ban hàng thì nước ta được chia làm 3 nhóm đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Khái niệm đất 50 năm là cách gọi của người dân để chi loại đất có thời hạn sử dụng là 50 năm.
Mục đích sử dụng của đất 50 năm:
- Là đất nông nghiệp đối với các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp
- Là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
- Đất được sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thực hiện các dự án đầu tư kinh tế đối với người Việt nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
- Tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư
2. Quy định về đất 50 năm
Theo điều 126 Luật Đất đai năm 2013, đất có thời hạn sử dụng là 50 năm hoặc tối đa không quá 50 năm gồm các trường hợp sau:
Thời gian sử dụng, được giao đất, công nhận trong 50 năm gồm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm: Giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Giao đất trồng cây lâu năm; Giao đất rừng sản xuất; Giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
Hết thời hạn 50 năm nếu có nhu cầu thì tiếp tục được sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm tiếp theo.
3. Có thể chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư không?
Sau khi tìm hiểu khái niệm đất 50 năm là gì thì rất nhiều ý kiến thắc mắc có thể chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư không?
Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì đất 50 năm có thể chuyển sang đất thổ cư. Để thực hiện bạn phải làm đơn xin xác nhận chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất 50 năm thành đất thổ cư cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi chuyển thành đất thổ cư bạn phải đóng thuế theo những quy định của nhà nước đối với đất thổ cư.
Để chuyển đất 50 sang đất thổ cư bạn phải chuẩn bị hồ sơ sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất hay còn gọi là Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà sở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
4. Đất 50 năm có làm sổ đỏ được không?
Sau khi nắm chắc khái niệm đất 50 năm là gì thì vấn đề cần quan tâm tiếp theo đó là đất 50 năm có làm sổ đỏ được không?
Mặc dù thời hạn sử dụng đã thể hiện rõ ở tên gọi nhưng theo quy định của Luật đất đai 2013 thì đất 50 năm hoàn toàn có đủ điều kiện để được cấp quyền sử dụng đất, trong đó sổ đỏ sẽ ghi rõ ràng thời hạn sử dụng là 50 năm. Theo như ở trên, sau khi hết hạn bạn hoàn toàn có thể gia hạn thêm 50 năm nữa.
Thủ tục gia hạn nên được thực hiện trước thời điểm hết hạn khoảng 06 tháng. Sau khi được chấp thuận gia hạn, sổ đỏ sẽ được chỉnh sửa thời gian sử dụng tương ứng.
Thủ tục để xin cấp phép gia hạn sổ đỏ 50 năm được quy định như sau:
- Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
- Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 điều 126 và khoản 3 điều 210 của Luật đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng hoặc gửi.
- Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp tại cơ sở cấp xã.